BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bên cạnh đó là sự hội nhập của những nền văn minh ở phía Nam: Cham - pa, Phù Nam.  Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một động đồng cư dân nhiều tộc người, là lịch sử của tất cả các cư dân đã từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIX, Việt Nam phát triển với tư cách là một quốc gia phong kiến độc lập. Mặc dù có những thời kỳ phân liệt, nội chiến, khuynh hướng chủ đạo của chế độ phong kiến Việt Nam vẫn là tập quyền. Trong suốt dòng chảy lịch sử trung đại, sự phát triển kinh tế, những thành tựu văn hóa, xã hội và các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống ngoại xâm đã kết tinh thành những giá trị truyền thống tiêu biểu cho sức sống và bản sắc dân tộc.
Bước sang giữa thế kỉ XIX,  lần đầu tiên dân tộc ta đối diện với sức mạnh thực dân Tây, liệu chúng ta có thể vững vàng vượt qua thử thách hay loay hoay tìm đường đi mới cho đất nước?
Lịch sử Việt Nam còn ẩn chứa bao điều thú vị, kì diệu cần các em tiếp tục đi sâu tìm tòi khám phá.

I BUILT MY SITE FOR FREE USING