(Thực nghiệm) BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

(Thực nghiệm) BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC

"Từ buổi đầu dựng nước Văn Lang - Âu Lạc cho đến giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động và chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ nhưng hết sức kiên cường, anh dũng, sáng tạo để xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc nến độc lập và thống nhất của Tổ quốc". Ở bài học này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại và suy ngẫm về quá trình xây dựng và chiến đấu đầy vinh quang đó.

Tìm hiểu thêm
(Thực nghiệm) BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

(Thực nghiệm) BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

Trong suốt những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp đã trải qua những thay đổi ở mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Những tiến bộ khoa học và đổi mới kỹ thuật đã đem lại sự tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải. Cùng với sự mở rộng của kinh tế là sự thay đổi về điều kiện sống và tư duy mới về bản sắc dân tộc, văn hóa của con người. Bài học hôm nay sẽ đưa chúng ta quay ngược thời gian trở về nước Anh những năm 60 của thế kỉ XVIII - những năm 40 của thế kỉ XIX để trở thành những nhà quý tộc mới, những công nhân, nông dân, phóng viên hay đại biểu Quốc hội Anh... trải nghiệm và chứng kiến bước nhảy vọt về lao động sản xuất trong lịch sử loài người.

Tìm hiểu thêm
Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Phần một: Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại

Thời kỳ nguyên thủy là bước đi đầu tiên chập chững của loài người. Con người tìm ra lửa, chế tác những công cụ lao động từ thô sơ đến chính xác, đa dạng, sử dụng có hiệu quả, luôn cải tiến công cụ lao động, không ngừng cải thiện đời sống. Sản xuất từng bước phát triển, con người chủ động hơn, biết trồng trọt, chăn nuôi, dần có tài sản tư hữu và phân chia giai cấp trong xã hội. Trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành và được coi là cái nôi của văn minh nhân loại. Hi Lạp và Rô - ma là các quốc gia cổ đại phương Tây, nằm trên bờ Địa Trung Hải, với sự phát triển cao về kinh tế và xã hôi, làm cơ sở cho một nền văn hóa rực rỡ. Từ những thế kỉ cuối TCN, các quốc gia phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến và phát triển đến thế kỉ XVII - XIX thì rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tây Âu bước vào thời kỳ phong kiến muộn hơn chừng 5 thế kỉ. Đến thế kỉ XV - XVI, chế độ phong kiến bắt đầu suy vong và bước vào thời kỳ hình thành chế độ tư bản từ sau phát kiến địa lý.

Tìm hiểu thêm
Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam chuyển qua các giai đoạn hình thành, phát triển và tan rã. Vào cuối thời nguyên thủy, các thị tộc, bộ lạc đã biết sử dụng kim loại, nghề nông trồng lúa trở nên phổ biến. Trên cơ sở đó, các quốc gia cổ đại: Văn Lang - Âu Lạc, Cham - pa, Phù Nam được hình thành. Sau một ngàn năm Bắc thuộc, thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc. Nhà nước quân chủ chuyên chế từng bước được hình thành và phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ XV. Cuộc khủng hoảng chính trị bắt đầu từ thế kỉ XVI, dẫn đến cuộc chiến Nam - Bắc Triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cuối thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ bước đầu thống nhất đất nước. Năm 1802, nhà Nguyễn được thành lập nhưng không giải quyết được khủng hoảng xã hội, Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược.

Tìm hiểu thêm
Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại

Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại

Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thời hậu kì trung đại đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Bước chuyển ấy được mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản: Hà Lan, Anh, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, đại cách mạng tư sản Pháp. Từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu đã có bước phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao hơn, củng cố nền tảng của chế độ tư bản. Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi nên mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư sản ngày càng gay gắt. Trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở châu Âu phát triển nhanh đòi hỏi có lý luận khoa học và tổ chức quốc tế lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa xã hội khoa học và Quốc tế cộng sản ra đời.

Tìm hiểu thêm
I BUILT MY SITE FOR FREE USING